EnglishKoreanVietnamese
September 30, 2021

CÁC VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN NHẤT KHI BẢO DƯỠNG THÁP GIẢI NHIỆT

Tháp giải nhiệt đang dần trở nên phổ biến và là một trong những thiết bị quan trọng đối với các hệ thống và công trình hiện nay. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt là yêu cầu quan trọng để giúp tháp có thể duy trì hoạt động hiệu quả. Trong quá trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt, sẽ có những vấn đề xảy ra gây ảnh hưởng đến công suất và độ ổn định của tháp, thậm chí có thể gây hại đến cấu trúc tháp. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến hay xảy ra trong quá trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt mà Goldsun đã tổng hợp lại.

Các vấn đề phổ biến nhất khi bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Hiệu quả hoạt động, chi phí vận hành và thiết bị cũng như độ tin cậy của hệ thống làm mát bị ảnh hưởng bởi chất lượng và xử lý nước của tháp giải nhiệt. Dưới đây là 4 vấn đề bảo dưỡng tháp giải nhiệt chính.

Sự ăn mòn

Ăn mòn là một trong những vấn đề lớn của tháp giải nhiệt cần được giải quyết đúng cách. Tuy nhiên vấn đề này thường bị xem nhẹ và bỏ qua khi nhiều người nghĩ rằng điều này chỉ là vấn đề bình thường, nhất là đối với những tháp giải nhiệt có tuổi thọ lên tới hàng chục năm tuổi. Ăn mòn là kết quả của phản ứng của bề mặt kim loại với các yếu tố xung quanh môi trường bên trong tháp giải nhiệt như nước làm mát có sục khí, vi sinh vật phát triển, đóng màng bề mặt và đóng cặn..

Nếu không được khắc phục, sự ăn mòn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khi điều này xảy ra, việc sửa chữa đôi khi là không đủ. Bạn có thể sẽ phải thay thế các bộ phận hoặc thậm chí là phải thay toàn bộ tháp giải nhiệt. Việc này không chỉ vô cùng tốn kém mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới các khu vực khác trong hệ thống làm mát và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống, dẫn đến những tổn thất về chi phí và thời gian rất lớn.

Phương pháp giải quyết:

Sự ăn mòn trong tháp giải nhiệt hoàn toàn có thể ngăn chặn được từ sớm. Thông qua việc kiểm tra thường xuyên, bạn sẽ xác định được các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng ăn mòn. Không nên coi thường các yếu tố rất nhỏ như tích tụ cặn và rò rỉ nước (dù rất ít) trong hệ thống vì chúng có thể gây ra ăn mòn.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Đầu tư vào các giải pháp phủ polyme chất lượng cao
  • Bảo trì thường xuyên
  • Đưa ra các biện pháp và xử lý ngay khi gặp các vấn đề nhỏ
  • Kiểm tra định kỳ, đặc biệt là ở các khu vực dễ xảy ra mòn, gỉ như khớp nối, khung...

Sự đóng cặn

Các hợp chất hòa tan trong nước có nhiệt độ thấp thường không hòa tan trong nước có nhiệt độ cao. Trong môi trường nhiệt độ cao, một số hợp chất có trong nước như magie silicat, canxi photphat, silica và canxi cacbonat sẽ không bị hòa tan, khiến các cặn cứng có thể được hình thành trong bề mặt trao đổi nhiệt của hệ thống làm mát. Hiện tượng này được gọi là đóng cặn.

Sự đóng cặn có thể tích tụ theo thời gian và làm hỏng các bề mặt bên trong, đường ống, và thậm chí cả bản thân hệ thống làm mát. Hơn nữa, sự đóng cặn khi lan rộng có thể làm giảm hiệu suất của tháp giải nhiệt và giảm sự phân tán nhiệt, cùng lúc đó lại làm tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.

Ngoài nhiệt độ, lượng chất gây ô nhiễm trong nước và độ pH hoặc độ kiềm của nước cũng có thể gây ra đóng cặn. Một số hợp chất có xu hướng ít hòa tan hơn khi độ kiềm của nước tăng lên. Hơn nữa, khi nước được đun nóng, tỷ lệ kết tủa của chúng cũng cao hơn.

Bất kể mức độ pH và nhiệt độ của nước, vẫn có khả năng tháp của bạn có thể tích tụ cặn nếu các chất gây ô nhiễm gây cáu cặn trong nước có khối lượng lớn hơn điểm bão hòa tự nhiên của chúng.

Phương pháp giải quyết:

  • Giám sát xả đáy và chu kỳ cô đặc
  • Lọc dòng tuần hoàn
  • Xử lý nước cấp
  • Sử dụng chất hóa học xử lý cáu cặn
  • Kiểm soát độ pH

Hệ thống tháp giải nhiệt có các tính năng và đặc điểm riêng biệt khác nhau. Nếu không chắc chắn nên sử dụng loại xử lý nước nào, bạn có thể yêu cầu tư vấn từ nhà cung cấp tháp giải nhiệt của bạn, hoặc có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia xử lý nước.

Mảng bám

Mảng bám thường được định nghĩa là sự tích tụ của các vật liệu hoặc cặn không mong muốn trên bề mặt rắn. Trong tháp giải nhiệt, nguyên nhân gây mảng bám không chỉ giới hạn ở bụi bẩn, cặn bẩn. Nó cũng có thể được gây ra bởi các vật liệu khác (cả sinh vật sống và không sống) như phù sa, chất rắn dạng keo và lơ lửng, sự phát triển của vi sinh vật, chất gây ô nhiễm sinh học, các chất ăn mòn và cát. Mặc dù mảng bám gần tương tự như đóng cặn, nhưng cặn bẩn của mảng bám ít cứng hơn so với đóng cặn.

Mảng bám phải được xử lý ngay khi được xác định để tránh gây ra nhiều vấn đề bao gồm giảm đáng kể hiệu suất tháp giải nhiệt, các đường ống và bộ trao đổi nhiệt. Nó cũng có thể khiến chi phí vận hành và năng lượng tăng vọt và ảnh hưởng đến chức năng hệ thống.

Phương pháp giải quyết:

Có nhiều giải pháp khả dụng khác nhau để khắc phục các vấn đề về mảng bám. Tuy nhiên, việc xác định phương pháp được sử dụng phải phụ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm hoặc vật liệu gây tắc nghẽn cũng như khu vực xảy ra sự cố trong quy trình tháp giải nhiệt. Giải pháp xử lý hiệu quả nhất là:

  • Giám sát thường xuyên và chặt chẽ
  • Sử dụng chất hóa học
  • Xả đáy định kỳ
  • Lọc dòng bên

Ô nhiễm vi sinh

Ô nhiễm vi sinh hoặc ô nhiễm sinh học là khi các vi sinh vật như nấm, tảo, vi khuẩn,... lọt vào trong hệ thống làm mát. Vi sinh vật có thể xâm nhập vào hệ thống làm mát theo hai cách: thông qua không khí đi qua tháp hoặc qua dòng nước.

Sự bay hơi nước, sử dụng nước và rò rỉ trong quá trình vận hành đều có thể làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng (đối với các vi sinh vật) trong nước tháp giải nhiệt. Với nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng và nước ấm, hệ thống làm mát trở thành môi trường lý tưởng cho vi sinh vật gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Khi vi khuẩn tiếp tục phát triển và sinh sôi, chúng tạo thành màng sinh học, không chỉ có tính chất lây nhiễm mà còn có hại cho hoạt động của hệ thống làm mát. Sự hình thành màng sinh học được biết đến với đặc tính cách nhiệt mạnh, (trên thực tế, nó mạnh hơn gấp 4-5 lần so với đặc tính cách nhiệt của cặn canxi cacbonat). Màng sinh học không chỉ thúc đẩy sự ăn mòn và đóng cặn của hệ thống làm mát mà còn có thể làm tăng mức tiêu thụ năng lượng, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn. Không những vậy, nó còn gây ra những lo ngại về sức khỏe với người tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn.

Phương pháp giải quyết:

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật trong hệ thống, đặc biệt là vi khuẩn, tảo và nấm. Phân tích thành phần hóa học và vi sinh của nước tuần hoàn và nước đầu vào có thể giúp đo lường và kiểm soát số lượng vi sinh vật gây bệnh có trong không khí và nước trong hệ thống làm mát.

 

Nhà sản xuất và cung cấp tháp giải nhiệt uy tin

Trên đây Goldsun đã giới thiệu đến các bạn về các vấn đề xảy ra khi bảo trì tháp giải nhiệt. Nếu có nhu cầu về Tháp giải nhiệt hoặc các linh kiện, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 0934 899 800. Chúng tôi rất hân hạnh được tư vấn và hỗ trợ cho bạn.

Xem thêm:

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI BẢO TRÌ THÁP GIẢI NHIỆT CÔNG NGHIỆP

THAY THẾ TẤM CHẮN NƯỚC - DRIFT ELIMINATOR

Leave a Reply

Your email address will not be published.

CÔNG TY TNHH THÁP GIẢI NHIỆT CÔNG NGHIỆP GOLDSUN VIỆT NAM

 Địa chỉ: Ngõ 2 Hàm Nghi- Phường Mỹ Đình 2- Quận Nam Từ Liêm- Hà Nội
0988 947 239
0934 999 800
0934 899 800
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram